Submission declined on 20 June 2024 by Jeromeenriquez (talk). The submission appears to be written in Vietnamese. This is the English language Wikipedia; we can only accept articles written in the English language. Please provide a high-quality English language translation of your submission. Otherwise, you may write it in the Vietnamese Wikipedia.
Where to get help
How to improve a draft
You can also browse Wikipedia:Featured articles and Wikipedia:Good articles to find examples of Wikipedia's best writing on topics similar to your proposed article. Improving your odds of a speedy review To improve your odds of a faster review, tag your draft with relevant WikiProject tags using the button below. This will let reviewers know a new draft has been submitted in their area of interest. For instance, if you wrote about a female astronomer, you would want to add the Biography, Astronomy, and Women scientists tags. Editor resources
|
Vũ Đức Thắng (1956 - 2016) là nghệ nhân nhân dân Việt Nam và là người sáng lập Bảo tàng nghệ thuật Hồn Đất Việt Bát Tràng:[1] (còn được gọi là Bát Tràng Museum) - bảo tàng gốm tư nhân đương đại đầu tiên ở Việt Nam [2] (bên cạnh Bảo tàng gốm cổ Kim Lan (2012)[3] và Bảo tàng gốm cổ sông Hương (2022))[4]. Vũ Đức Thắng được coi là một trong những người có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của làng nghề gốm Bát Tràng và góp phần không nhỏ trong việc quảng bá gốm sứ Việt Nam ra thế giới.
Năm 2012, bộ sưu tập những đôi giày gốm của nghệ nhân Vũ Đức Thắng được tổ chức kỷ lục Guiness Việt Nam cấp bằng công nhận đây là đôi giày gốm lớn nhất cả nước[5]. Năm 2020, ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, trở thành một trong hai nghệ nhân duy nhất của làng gốm Bát Tràng được phong danh hiệu này[6].
Tiếu sử
editVũ Đức Thắng sinh năm 1956 trong một gia đình giàu truyền thống tại làng gốm Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Cụ của ông là Vũ Văn Tuấn - tiến sĩ cuối cùng của Bát Tràng triều Nguyễn từng đi sứ Trung Quốc, từng được vua Tự Đức ban tặng một tấm bia. Trước năm 1975, Vũ Đức Thắng tham gia kháng chiến chống Mỹ, thuộc tiểu đoàn 76. Ông làm vệ binh Trung đoàn 1, sau chuyển sang Đoàn vận tải 195K, thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ngày 1/1/1976, ông xuất ngũ, theo học Khoa đồ hoạ trường Cao đẳng Mỹ thuật Công Nghiệp (nay là Đại học Mỹ thuật Công nghiệp) và tốt nghiệp năm 1980[7].
Sau khi tốt nghiệp, Vũ Đức Thắng bắt đầu làm họa sĩ quảng cáo nhưng nhận thấy nghề này không phù hợp với bối cảnh thị trường gốm sứ đương thời. Ông quyết định quay về học và làm nghề gốm, dần dần khơi lại niềm đam mê nghệ thuật[8]. Năm 1986, ông thành lập xưởng gốm riêng và bắt đầu hành trình sáng tạo nghệ thuật của mình.
Sự nghiệp
editVũ Đức Thắng được biết đến với kỹ thuật khắc chìm, đắp nổi trên gốm và kỹ thuật phủ men độc đáo.[4] Các tác phẩm của ông thường mang những họa tiết dân gian, hoa văn truyền thống được cách điệu và kết hợp với những yếu tố hiện đại, tạo nên một phong cách riêng biệt[9]. Năm 2007, nghệ nhân Vũ Đức Thắng tham gia Ngày hội văn hoá Việt Nam tại thành phố Toulouse (Pháp) cùng đoàn Việt Nam. Tại sự kiện này, các tác phẩm gốm của ông đã thu hút sự chú ý của khách tham quan. Ông cũng đã biểu diễn kỹ thuật vuốt gốm truyền thống trước sự quan tâm của du khách quốc tế[10].
Vũ Đức Thắng được biết đến với những tác phẩm gốm sứ độc đáo, mang đậm dấu ấn cá nhân và giá trị văn hóa truyền thống. Một trong những đóng góp nổi bật của ông là việc đưa thơ ca vào gốm sứ, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, vừa có giá trị thẩm mỹ, vừa có giá trị văn hóa. Trong triển lãm "Thơ trên gốm sứ Bát Tràng" diễn ra tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám nhân Ngày Thơ Việt Nam lần thứ VIII tại Hà Nội (2010), ông đã thực hiện 15 bình gốm cỡ lớn với họa tiết thơ được in trên 4 mặt cùng với hoa văn và phong cảnh của các di tích nổi tiếng của Hà Nội như: Tháp Rùa, Chùa Một Cột, Ô Quan Chưởng, Cột Cờ, và một số phong cảnh thiên nhiên đất nước. Quá trình chế tác 15 chiếc bình này đòi hỏi sự nghiêm ngặt và kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng và tính nghệ thuật[11].
Bên cạnh đó, nhân dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Vũ Đức Thắng đã thực hiện một tác phẩm gốm đặc biệt - cặp bình gốm cao gần 1 mét, trên đó ông đã sử dụng kỹ thuật đắp nổi để tái hiện những hình ảnh và họa tiết đặc trưng của lịch sử và văn hóa Việt Nam. Một bình ghi lại những dấu mốc lịch sử quan trọng của dân tộc, từ thời đại Hùng Vương đến các triều đại phong kiến và những sự kiện lịch sử hiện đại. Bình còn lại khắc họa những cảnh quan nổi tiếng của Hà Nội như Chùa Một Cột, Khuê Văn Các, cầu Thê Húc và Lăng Bác[12].
Trong suốt sự nghiệp của mình, Vũ Đức Thắng đã tổ chức nhiều triển lãm trong và ngoài nước, giới thiệu những tác phẩm gốm sứ đặc sắc của mình đến công chúng.
Bảo tàng nghệ thuật Hồn Đất Việt Bát Tràng
editSau hơn 40 năm làm nghề, Vũ Đức Thắng ấp ủ dự án xây dựng bảo tàng gốm đầu tiên tại Bát Tràng, nơi quy tụ nhiều cổ vật, di vật ông sưu tầm trong nhiều năm hoạt động, cùng với các tác phẩm gốm độc bản đặc trưng của ông và làng gốm Bát Tràng. Tháng 12/2015, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật Quốc gia cho 303 di vật, cổ vật của ông Vũ Đức Thắng[13].
Tháng 04/2016, UBND Thành phố Hà Nội ra Quyết định số 444/QĐ-UBND, đồng ý cấp giấy phép hoạt động cho Bảo tàng ngoài công lập đối với Bảo tàng nghệ thuật hồn đất Việt Bát Tràng[14].
Tháng 10/2016, nghệ nhân Vũ Đức Thắng qua đời trong một tai nạn nghề nghiệp.
Tháng 4/2022, Bảo tàng Hồn Đất Việt Bát Tràng cùng Đại sứ quán Italy tại Hà Nội đồng tổ chức Triển lãm “Chiếc giày gốm Bát Tràng và cuộc dạo chơi cùng văn hóa Ý”, giới thiệu bộ 12 chiếc giày gốm được thiết kế và chế tác tinh xảo của cố nghệ nhân Vũ Đức Thắng[15]. Triển lãm gây được tiếng vang trong nước và quốc tế.
Thành tựu
editTrong suốt hơn 30 năm hoạt động nghệ thuật, nghệ nhân Vũ Đức Thắng đã tạo ra hàng ngàn tác phẩm gốm sứ được đánh giá cao về tính thẩm mỹ và giá trị văn hóa. Các tác phẩm này không chỉ được ưa chuộng trong nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. Nghệ nhân Vũ Đức Thắng đã đạt được nhiều giải thưởng danh giá trong suốt sự nghiệp của mình, bao gồm[16]
- Giải thưởng Bàn tay vàng (The Golden Hand Award) năm 1999 do Hội Mỹ thuật Việt Nam và Hội đồng Trung ương Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam phối hợp trao tặng.
- Giải bạc Ngôi sao Việt Nam tại Hội làng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (2002).
- Giải tinh hoa Việt Nam tại Ngày hội làng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm văn hoá (2004).
- Giải vàng Ngôi sao Việt Nam (2006).
- Giải sản phẩm tinh hoa làng nghề (2007).
Năm 2003, Vũ Đức Thắng được UBND Thành phố Hà Nội phong tặng danh hiệu Nghệ nhân cấp thành phố[17]. Năm 2007, ông được Hiệp hội làng nghề Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân làng nghề tiêu biểu [14]. Với những đóng góp to lớn trong việc gìn giữ và phát triển nghề gốm truyền thống Bát Tràng, ông được Thành phố Hà Nội và Nhà nước trao tặng nhiều bằng khen và cúp vàng. Đặc biệt, năm 2010, ông được Hội đồng Thi đua Khen thưởng Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú cấp quốc gia - danh hiệu lần đầu tiên trong ngành thủ công mỹ nghệ[18]. Năm 2020, ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân lĩnh vực thủ công mỹ nghệ gốm[19]
References
edit- ^ https://zelchan.wordpress.com/wp-content/uploads/2024/06/14-a.-qd-bao-tang-hon-dat-viet-bat-trang.pdf
- ^ http://sovhtt.hanoi.gov.vn/trien-lam-chiec-giay-gom-bat-trang-cuoc-dao-choi-cung-van-hoa-y/
- ^ https://vovworld.vn/vi-VN/viet-nam-dat-nuoc-con-nguoi/bao-tang-gom-kim-lan-bao-tang-khao-co-hoc-cong-dong-dau-tien-195139.vov
- ^ https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/doc-dao-bao-tang-gom-co-song-huong-656915.html
- ^ https://nhandan.vn/khi-gom-bat-trang-ket-duyen-cung-van-hoa-italia-post692675.html
- ^ https://tuoitre.vn/trao-tang-truy-tang-danh-hieu-nghe-nhan-nhan-dan-nghe-nhan-uu-tu-cho-77-nghe-nhan-20201215213810008.htm
- ^ https://cand.com.vn/doi-song-van-hoa/Hoa-si-nghe-nhan-Vu-Duc-Thang-Ke-phieu-luu-dung-huong-i398210/
- ^ https://tapchicongthuong.vn/con-duong-nghe-nhan-18543.htm
- ^ https://nhandan.vn/bat-trang-co-bao-tang-gom-post261916.html
- ^ https://scov.gov.vn/dat-nuoc-con-nguoi/con-nguoi-viet-nam/hon-dat-viet.html
- ^ https://dangcongsan.vn/van-hoc-nghe-thuat/rang-ro-tho-viet-nam-tren-gom-su-8954.html
- ^ https://scov.gov.vn/dat-nuoc-con-nguoi/con-nguoi-viet-nam/hon-dat-viet.html
- ^ https://zelchan.wordpress.com/wp-content/uploads/2024/06/qd-cap-giay-dang-ky-va-danh-muc-cua-so.pdf
- ^ https://tuoitrethudo.vn/ha-noi-co-bao-tang-nghe-thuat-hon-dat-viet-bat-trang-108331.html
- ^ https://vnexpress.net/trien-lam-12-chiec-giay-gom-bat-trang-4451648.html
- ^ https://scov.gov.vn/dat-nuoc-con-nguoi/con-nguoi-viet-nam/hon-dat-viet.html
- ^ https://congthuong.vn/co-nghe-nhan-vu-duc-thang-lan-toa-hon-gom-viet-149364-149364.html
- ^ https://congthuong.vn/co-nghe-nhan-vu-duc-thang-lan-toa-hon-gom-viet-149364-149364.html
- ^ https://tuoitre.vn/trao-tang-truy-tang-danh-hieu-nghe-nhan-nhan-dan-nghe-nhan-uu-tu-cho-77-nghe-nhan-20201215213810008.htm